Một đồ đựng bằng đồng của Trung Quốc từ thế kỷ V trước Công nguyên - Ảnh: ALAMY
Mặc dù việc chế tác đồ đồng không phải chỉ có ở Trung Quốc vào thời điểm 2.300 năm trước, nhà nghiên cứu Ruiliang Liu tại Bảo tàng Anh cho biết phong cách và quy mô của những món đồ đồng cổ do người Trung Quốc làm ra là "vô song".
Ông Liu nhìn nhận: "Chúng tôi đã tự hỏi làm thế nào mà người châu Á và Trung Quốc có thể sản xuất được nhiều đồng như vậy vào thời điểm đó".
Đồ đồng thường được làm bằng cách kết hợp đồng và thiếc. Bí ẩn về công thức tập trung vào hai thành phần được gọi là "jin" và "xi" mà các nhà khảo cổ học từ năm 1920 đến nay vẫn chưa thể xác định được.
Trong tiếng Quan Thoại hiện đại, "jin" có nghĩa là vàng, nhưng trong thời cổ đại, người ta tin rằng nó được dùng để chỉ đồng hoặc một hợp kim đồng. Trong khi đó, "xi" từ lâu đã được coi là từ để chỉ thiếc.
Tuy nhiên, các phân tích hóa học về các bình đồng từ thời kỳ đó cho thấy jin và xi không thể chỉ đơn giản là đồng và thiếc.
Theo trang khoa học New Scientist, ông Liu và các đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu được tổng hợp trước đây về thành phần hóa học của đồng xu Trung Quốc hình con dao, được sản xuất cùng thời điểm cuốn Kaogong Ji được chấp bút.
Họ phát hiện nồng độ chì trong tiền xu càng cao thì hàm lượng đồng và thiếc càng thấp. Đồng tiền có hàm lượng đồng cao nhất cũng có hàm lượng thiếc cao nhất. Những phát hiện này cho thấy chì đã được trộn vào một hợp kim của đồng và thiếc.
Các đồng xu dường như chứa hai hợp kim được chuẩn bị trước, một hợp kim đồng - thiếc - chì và một hợp kim đồng - chì, khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ.
Bằng cách lập mô hình các kết hợp khác nhau, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng hợp kim đồng - thiếc - chì tỉ lệ 80:15:5 trộn với hợp kim đồng - chì 50:50 theo các tỉ lệ khác nhau là phù hợp nhất với dữ liệu của đồng xu.
Ông Liu cho biết những hợp kim chế tạo sẵn này có thể là "jin" và "xi" như được ghi lại trong cuốn Kaogong Ji. Nhưng ông nói thêm rằng các công thức trong cuốn sách có thể không phản ánh cách đồ đồng thường được tạo ra.
Tuy nhiên, giáo sư Jianjun Mei tại Đại học Cambridge (Anh) không hoàn toàn bị thuyết phục bởi những phát hiện này. Ông cho rằng những công thức chế tác này không nên được coi là tài liệu chính xác được sử dụng vào thời điểm đó. Ông nói: "Những người viết văn bản Kaogong Ji có thể chỉ chú ý đến các vật liệu quan trọng nhất, chẳng hạn như đồng và thiếc, hơn là tất cả các vật liệu khác".
Giáo sư Jessica Rawson tại Đại học Oxford (Anh), nhà sử học chuyên về nghệ thuật Trung Quốc, cho biết đồ đồng được sử dụng ở Trung Quốc cổ đại để chế tạo các bình lớn cho mục đích tôn giáo. Bà nói: "Ở Trung Quốc, họ có một lực lượng lao động khổng lồ và do đó có thể đủ khả năng để sử dụng một hệ thống rất phức tạp với nhiều kim loại hơn so với ở phương Tây".
Sang Anh tìm tấm bản đồ cổ mang hai chữ Việt Nam
TTCT - “Việt Nam địa dư đồ” là một tấm bản đồ cổ do tác giả Trung Quốc Xa Khâu Từ Diên Húc ở đời Thanh biên soạn.
GIA MiNH