Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường

Mệt mỏi, thị lực giảm là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường.

Nếu bị tiểu đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường. Dưới đây là những triệu chứng cảnh báo mắc bệnh tiểu đường sớm:

Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp. Điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên là rất quan trọng nếu bạn bị tiểu đường, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Giảm thị lực: Trước khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, người bệnh có thể mắc bệnh võng mạc (mạch máu nhỏ trong mắt tổn thương vì lượng đường dư thừa). Nếu không điều trị, thị lực của bệnh nhân bị ảnh hưởng - mờ mắt, thậm chí mù lòa.Khát nước: Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ loại bỏ đường dư thừa qua nước tiểu. Vì thế, người bệnh bị mất nước, điện giải, khát nước quá mức. Nếu làm dịu cơn khát bằng nước trái cây, đồ uống có đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.Tiểu nhiều:Một người bình thường thường phải đi tiểu từ 6 đến 8 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tình trạng này xảy ra là do lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thận phải hút nước từ các mô pha loãng glucose rồi bài tiết qua nước tiểu. Sau đó, các tế bào sẽ đẩy chất lỏng vào máu, đào thải đường. Trong quá trình lọc, thận không hấp thu chất lỏng dẫn đến tiểu nhiều. Trẻ nhỏ mắc bệnh tiểu đường type 1 thường đái dầm vào ban đêm, tiểu không tự chủ. Trường hợp mắc bệnh nặng có thể bị mất nước.Mệt mỏi: Lượng đường trong máu cao có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi. Đây là kết quả của tình trạng thiếu hoặc kháng insulin, thực phẩm hấp thụ không được sử dụng làm năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Người mắc tiểu đường type 1 và 2 đều có triệu chứng mệt mỏi.

Đói: Bệnh nhân thấy đói do cơ thể không có khả năng dùng đường nhằm tạo năng lượng. Ở người bình thường, insulin đưa đường từ máu đến các tế bào nhằm nạp năng lượng cho cơ thể. Trường hợp lượng đường trong máu tăng, đường không được chuyển hóa thành năng lượng, tạo cảm giác đói.

Sụt cân: Giảm cân nhanh, không rõ nguyên nhân là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type 1.Tê, ngứa chân, bàn tay: Đường huyết tăng ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay, chân, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên. Theo ADA, một nửa số người tiểu đường mắc bệnh thần kinh ngoại biên.

Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn bị khô miệng, khô da, ngứa, vết thương trên da khó lành, nhiễm trùng khoang miệng, mắc bệnh gai đen (nhiều mảng da đổi màu thành nâu, đen). Nam giới mắc bệnh trong thời gian dài dễ rối loạn cương dương.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, bệnh tiểu đường cần được chẩn đoán sớm. Nếu người bệnh được điều trị kịp thời, sức khỏe sẽ cải thiện, tuổi thọ kéo dài. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tiểu đường (chủ yếu tiểu đường type 2) không được chẩn đoán sớm.

Hiệp hội tiểu đường Mỹ (ADA) nhận định bệnh tiểu đường type 2 phát hiện muộn do giai đoạn đầu bệnh phát triển chậm, lượng đường huyết trong máu không quá cao, bệnh nhân không có triệu chứng điển hình. Trước khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường bị rối loạn dung nạp glucose (đường), không có dấu hiệu cảnh báo hoặc nhầm với triệu chứng của bệnh lý khác.

Nhằm phát hiện sớm bệnh, ADA khuyến cáo người sau 35 tuổi cần tầm soát bệnh tiểu đường type 2 định kỳ (3 năm một lần). Mỗi người cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể như tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, ít vận động, mệt mỏi, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường... Các xét nghiệm chẩn đoán người mắc tiểu đường gồm: xét nghiệm huyết cầu tố A1C, xét nghiệm glucose lúc đói, xét nghiệm glucose qua miệng, kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên...

Chủ đề: dấu hiệu bệnh tiểu đường đái tháo đường

Theo Nguồn daidoanket.vn

Dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tiểu đường - Tuổi Trẻ